Tạo ra cơ tim từ tế bào
Lượt xem: 203
Các nhà nghiên cứu tại Viện Gladstone đã tìm ra một phương pháp mới để nuôi cấy mô tim 3 chiều của người từ các tế bào gốc. Mô tim có thể được sử dụng để lập mô hình bệnh tật và thử nghiệm thuốc, tiến tới cho ra đời một phương pháp điều trị bệnh tim trong ngành y. So với các kỹ thuật hiện có để tạo mô 3 chiều từ tế bào tim, phương pháp mới làm giảm đáng kể số lượng tế bào cần có, hơn nữa lại dễ áp dụng, hiệu quả và có chi phí rẻ hơn.
Tạo ra cơ tim từ tế bào gốc
Các nhà nghiên cứu tại Viện Gladstone đã tìm ra một phương pháp mới để nuôi cấy mô tim 3 chiều của người từ các tế bào gốc. Mô tim có thể được sử dụng để lập mô hình bệnh tật và thử nghiệm thuốc, tiến tới cho ra đời một phương pháp điều trị bệnh tim trong ngành y. So với các kỹ thuật hiện có để tạo mô 3 chiều từ tế bào tim, phương pháp mới làm giảm đáng kể số lượng tế bào cần có, hơn nữa lại dễ áp dụng, hiệu quả và có chi phí rẻ hơn.
“Chúng tôi đã biến đổi sinh học các vi mô tim bằng phương pháp dễ mô phỏng, sẽ cho phép các chuyên gia sinh học tế bào gốc và ngành công nghiệp dược phẩm nghiên cứu tế bào tim trong hoàn cảnh phù hợp”, TS Nathaniel Huebsch, đồng tác giả nghiên cứu nói. “Đổi lại, điều này sẽ tăng cường khả năng khám phá ra các phương pháp điều trị bệnh tim”.
Việc nuôi cấy tế bào tim từ các tế bào gốc đa năng cảm ứng (iPSCs) có nguồn gốc từ tế bào da của một bệnh nhân cho phép các nhà khoa học nghiên cứu và thử nghiệm thuốc chữa bệnh cho người đó. Tuy nhiên, các tế bào được tạo ra từ iPSCs chưa trưởng thành giống các tế bào tim trong phôi hơn các tế bào ở người trưởng thành. Như vậy, các tế bào này không đủ cho thử nghiệm thuốc vì chúng không dự đoán đúng ảnh hưởng của một loại thuốc đến tế bào tim của người trưởng thành. Ngoài ra, việc nuôi cấy và kết hợp các tế bào tim từ iPSCs còn hạn chế, nên có thể rất khó để tạo ra số lượng lớn tế bào tim. Vi cơ tim có thể khắc phục được những hạn chế đó.
Việc điều khiển các tế bào sắp xếp và trải dài thành mô 3 chiều thúc đẩy sự phát triển của tế bào và thu hút chúng giống như các tế bào trưởng thành. Do đó, có thể dự đoán ảnh hưởng của một loại thuốc đến các tế bào tim ở người trưởng thành. Ngoài ra, phương pháp mới cần tế bào cho sự sinh trưởng mô với số lượng ít hơn 1.000 lần so với các kỹ thuật nuôi cấy mô khác. Sử dụng ít tế bào cho phép các nhà khoa học thực hiện nhiều thí nghiệm hơn với số lượng vật liệu như nhau.
Đầu tiên, nhóm nghiên cứu đã tạo ra các tế bào cơ tim và tế bào mô liên kết từ iPSCs. Sau đó, họ kết hợp các tế bào này trong một loại đĩa đặc biệt có hình dạng như xương chó nhỏ. Hình dạng độc đáo này kích thích các tế bào tự sắp xếp thành các sợi cơ dài. Trong vòng vài ngày, các vi mô giống như cơ tim về cả cấu trúc và chức năng. Ví dụ, khi các nhà nghiên cứu thử nghiệm cách mô phản ứng với một số loại thuốc làm suy yếu các tế bào tim trong bào thai, mà không phải tế bào tim ở người trưởng thành, vi cơ tim hoạt động giống mô tim ở người trưởng thành.
Bruce Conklin - đồng tác giả nghiên cứu cho rằng, kỹ thuật này rất dễ áp dụng và hiệu quả, mà vẫn cho phép nuôi cấy vi mô 3 chiều hoạt động giống như mô thường. Nghiên cứu cho thấy, có thể tạo ra những mô phức tạp này với một mẫu đơn giản, khai thác các thuộc tính vốn có của những tế bào tự sắp xếp. Vi cơ tim sẽ là hướng nghiên cứu và phát triển các liệu pháp điều trị bệnh tim.
BBT theo vista.gov.vn
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH SƠN LA
Địa chỉ: Tầng 3, tòa nhà 6T1, Trụ Sở HĐND-UBND tỉnh và một số sở, ngành, Khu Quảng trường Tây
Bắc, Thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.
Xây dựng và quản trị: Trung tâm Hỗ trợ Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Điện thoại: 02123.852.224 - Fax: 02123.852.791
Website: sokhoahoc.sonla.gov.vn
 Chung nhan Tin Nhiem Mang