Tỉnh Sơn La đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa năm 2022
Lượt xem: 612

         Với mục tiêu phấn đấu giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu năm 2022 đạt 174 triệu USD, tăng 7,94% so với năm 2021 (trong đó: sản phẩm nông sản, thực phẩm tham gia xuất khẩu đạt 162,5 triệu USD, tăng 8,3% so với năm 2021) góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn tỉnh, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa và vùng biên giới. Ngày 12/01/2022 UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Kế hoạch số 06/KH-UBND xuất khẩu sản phẩm hàng hóa tỉnh Sơn La năm 2022. Kế hoạch đã đưa ra các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể như sau:

         1. Xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ xuất khẩu

         Tăng cường hoạt động giám sát đối với diện tích đã cấp VietGAP, GlobalGAP, mã số vùng trồng của các doanh nghiệp, hợp tác xã; tiếp tục xây dựng, cấp các mã vùng trồng mới; Tập trung tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực, kỹ thuật thu hái, sơ chế, bảo quản cho lao động tại các doanh nghiệp, hợp tác xã.

         Đẩy mạnh thực hiện liên kết sản xuất với nhu cầu thị trường, tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng kinh tế với các doanh nghiệp thu gom, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu;

         Xây dựng và duy trì các chuỗi sản xuất, cung ứng nông sản an toàn bền vững; Hỗ trợ phát triển các cơ sở đóng gói đáp ứng tiêu chuẩn của nước nhập khẩu, trước mắt là thị trường Trung Quốc.

         2. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu

         Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch xúc tiến thương mại, thương mại điện tử năm 2022 đảm bảo hiệu quả, phù hợp với tình hình dịch bệnh Covid-19 và các quy định khác của pháp luật.

         Tiếp tục triển khai phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí, Đài Phát thanh, Truyền hình của Trung ương và các địa phương xây dựng các phóng sự, video, ấn phẩm quảng bá, giới thiệu các sản phẩm của tỉnh Sơn La.

         Duy trì và mở rộng mạng lưới phân phối, trong đó tập trung vào thị trường Trung Quốc với các sản phẩm trái cây tươi; mở rộng, phát triển các thị trường tiềm năng, thị trường các nước đã ký kết các hiệp định thương mại tự do với Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước khu vực EU… tập trung cho nhóm các sản phẩm nông sản chế biến.

         Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương, UBND các tỉnh/thành phố như Lào Cai, Lạng Sơn, Hải Phòng, Quảng Ninh… cập nhật, cung cấp các thông tin dự báo thị trường để định hướng tổ chức sản xuất, hỗ trợ tiêu thụ, xuất khẩu nông sản.

         Hỗ trợ cập nhật các thông tin liên quan đến các quy định về các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế; các quy định về hàng rào phi thuế; các cam kết về quy tắc xuất xứ hàng hóa; hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng tiêu chuẩn cơ sở đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn của nước nhập khẩu.

         3. Nâng cao năng lực đơn vị thu gom và tổ chức xuất khẩu

         Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, năng lực quản trị - kinh doanh (nghiên cứu, tiếp cận thị trường; các quy định thương mại quốc tế; phát triển thương hiệu sản phẩm Sơn La; kỹ thuật sơ chế, bảo quản, đóng gói, thiết kế nhãn mác, bao bì sản phẩm, ký kết và thực hiện biên bản ghi nhớ, hợp đồng kinh tế...) cho các doanh nghiệp, HTX, người lao động sản xuất, thu gom, sơ chế, chế biến hàng hóa xuất khẩu.

         Hình thành và phát triển các đơn vị thu gom có đủ năng lực (kho lạnh, cơ sở sơ chế, phân loại, đóng gói, bao bì, phương tiện vận chuyển chuyên dụng) bao tiêu và ký kết với đơn vị chế biến, xuất khẩu;

         Tạo môi trường thuận lợi và xây dựng vùng nguyên liệu ổn định để các nhà máy chế biến nông sản đã thực hiện đầu tư trên địa bàn tỉnh ổn định sản xuất, phát huy hiệu quả, mang lại lợi ích, thu nhập cho người dân, doanh nghiệp, góp phần tăng thu ngân sách địa phương.

         4. Thu hút đầu tư cơ sở sơ chế, chế biến, xuất khẩu

         Đôn đốc chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ hoàn thành nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh; Tiếp tục thu hút các doanh nghiệp đầu tư các nhà máy chế biến, bảo quản để kéo dài thời gian bảo quản, kéo dài thời gian tham gia xuất khẩu, giảm áp lực về tiêu thụ quả tươi, nâng cao giá trị của sản phẩm tham gia xuất khẩu.

         Hỗ trợ các hợp tác xã, cá nhân đầu tư, phát triển các cơ sở sơ chế, chế biến vừa và nhỏ có công suất, công nghệ sơ chế, chế biến phù hợp, đảm bảo tiêu chuẩn tiêu thụ tại thị trường trong nước và thế giới (an toàn vệ sinh thực phẩm, độ ẩm, màu sắc…), tập trung vào các sản phẩm có sản lượng lớn như xoài, nhãn, mận, chuối...

Toàn văn Kế hoạch

                                                                                                                                                                       Bích Đào

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH SƠN LA
Địa chỉ: Tầng 3, tòa nhà 6T1, Trụ Sở HĐND-UBND tỉnh và một số sở, ngành, Khu Quảng trường Tây
Bắc, Thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.
Xây dựng và quản trị: Trung tâm Hỗ trợ Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Điện thoại: 02123.852.224 - Fax: 02123.852.791
Website: sokhoahoc.sonla.gov.vn
 Chung nhan Tin Nhiem Mang