150 nhà khoa học họp kín thảo luận việc tạo ra bộ gen người
Lượt xem: 212
Bộ óc thông minh của các nhà khoa học chưa bao giờ thôi làm cả thế giới sửng sốt. Họ đã nghĩ về một dự án tạo ra hệ gen tổng hợp trên người với nhiều câu hỏi bỏ ngỏ về lợi ích và tính nhân văn.
Bộ óc thông minh của các nhà khoa học chưa bao giờ thôi làm cả thế giới sửng sốt. Họ đã nghĩ về một dự án tạo ra hệ gen tổng hợp trên người với nhiều câu hỏi bỏ ngỏ về lợi ích và tính nhân văn.
Một nhóm các nhà khoa học, luật sư và lãnh đạo doanh nghiệp đã có cuộc gặp tại Đại học Y khoa Harvard tại Boston (Mỹ) với dự định xây dựng một hệ gen nhân tạo của người. Điều đó có nghĩa là việc làm rõ những chất hóa học cần thiết nào để tạo ra 3 tỷ cặp DNA cơ bản trong 23 cặp nhiễm sắc thể của người là rất quan trọng.
Theo Sciencealert, cuộc gặp được tổ chức vào thứ 4 và các vị khách bị cấm liên hệ với bất kỳ hãng truyền thông nào cũng như tiết lộ thông tin trên trang cá nhân. Chính những điều này đã làm dấy lên nghi ngờ về tính đạo đức của dự án.
Dự án được xem như một chương trình “không chính thức” nối tiếp dự án Hệ gen người với sự tham gia của hàng nghìn nhà khoa học khắp thế giới, họ đã đọc và ghi lại toàn bộ trình tự bộ gen của con người. Đây là sự hợp tác quốc tế lớn nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực sinh học, kéo dài 13 năm và hoàn thành được bộ gen người vào ngày 13.4.2013.
Hiện tại, các nhà khoa học muốn thực hiện lại toàn bộ dự án một lần nữa nhưng họ không đọc bộ gen - họ viết nó. Dự án mang tên HGP-Write: Kiểm tra hệ gen tổng hợp trong tế bào nhằm “tổng hợp một bộ gen người hoàn chỉnh trong một dòng tế bào với thời gian 10 năm”, điều đó có nghĩa là sẽ thay thế hệ gen tự nhiên trong một tế bào của người bằng một hệ gen hoàn toàn nhân tạo.
Dự án làm dấy lên nhiều nghi ngờ khi âm thầm nung nấu kế hoạch về sự sống trong một “đĩa petri” (đĩa dùng nuôi cấy tế bào) do khả năng sử dụng bộ gen người tổng hợp nhằm xây dựng những siêu chiến binh như Bourne hay tạo ra vô số Einstein hay Leonardo da Vinci.
Laurie Zoloth - nhà đạo đức học về y sinh tại Đại học Northwestern và Drew Endy - một kỹ sư sinh học tại Đại học Stanford đã viết một bài trên tạp chí COSMO nhằm chỉ trích mạnh mẽ dự án HGP-Write: “Nếu thành công, họ có thể sắp xếp và tạo ra bộ gen của Einstein. Và nếu vậy, có bao nhiêu bộ gen Einstein sẽ được tạo ra, những ai sẽ được cấy ghép chúng?”
Không giống như nhân bản thông thường, đòi hỏi nguồn DNA từ các “sinh vật nguyên thủy”, việc tạo ra bản sao từ DNA tổng hợp không cần nguồn gốc tự nhiên, họ chỉ cần chọn lựa đúng loại chất hóa học cần thiết dựa trên nguyên bản chính. Endy được mời đến cuộc họp nhưng ông đã từ chối do lo ngại cuộc họp không được công khai đến tất cả mọi người “Thảo luận để tổng hợp nên bộ gen con người lần đầu tiên không nên diễn ra trong bí mật”.
Nhà di truyền học George Church từ Harvard, một trong những người tổ chức cuộc họp đã phản hồi với Andrew Pollack từ tạp chí New York Times rằng, đã có sự hiểu lầm về ý định của dự án, vì mục đích của dự án là tạo ra bộ gen tổng hợp không chỉ của người mà bao gồm tất cả các loài động, thực vật và vi sinh vật.
George Church, một trong những người tổ chức dự án
tại phòng thí nghiệm Đại học Y khoa Harvard năm 2013,
ảnh: CreditJessica Rinaldi/Reuters
Tạp chí The Times đưa tin “Church và các nhà tổ chức khác cho biết các khía cạnh đạo đức đã được thảo luận ngay từ đầu”. Hiện tại, dự án chưa nhận được bất kỳ khoản đầu tư nào nhưng Church và nhóm nghiên cứu đã tiếp cận hàng loạt công ty, tổ chức và cả chính phủ Mỹ nhằm yêu cầu hỗ trợ. Nếu không quyên góp được tiền, nhóm nghiên cứu sẽ gặp rất nhiều khó khăn phía trước. Thậm chí, có thể phải mất 10 năm để hoàn thành dự án, đọc DNA vẫn dễ hơn rất nhiều so với việc viết chúng.
Pollack giải thích thêm “Cho đến nay, tổng hợp DNA là rất khó và dễ bị lỗi. Kỹ thuật hiện tại chỉ cho phép tạo ra 200 cặp base, một gen đơn lẻ có đến hàng trăm, hàng nghìn cặp base. Để tổng hợp được một gen cần nhiều đoạn 200 này được nối lại với nhau”.
Nếu dự án thành công thì việc cho ra đời bộ gen hoàn toàn nhân tạo được cho là sẽ mang tới nhiều thay đổi hữu ích hơn. Mới đây, tất cả những gen “tinh chỉnh” từ phương pháp chỉnh sửa gen mới CRISPR/Cas9 đã được các nhà khoa học dùng để tạo nấm men sản xuất insulin cho các trường hợp mắc bệnh tiểu đường. Endy và Zoloth chia sẻ: “Trong trường hợp các nhà nghiên cứu có thể tạo ra một bộ gen người biến đổi, đề kháng được mọi loại virus tự nhiên hoàn toàn vì các mục đích có lợi cho nhân loại. Nhưng, điều gì sẽ xảy ra nếu những nhà khoa học khác về sau lại tìm cách tạo ra các virus biến đổi, chống lại được khả năng đề kháng đó? Liệu điều đó có làm khởi phát một cuộc chạy đua biến đổi gen?”.
Các chuyên gia và cộng đồng cho rằng, việc tổng hợp hệ gen người là vấn đề cần xem xét một cách cẩn trọng vì nó có nhiều ý nghĩa lớn lao đối với khoa học và con người, các cuộc họp nên được tổ chức công khai, có sự đánh giá và chịu sự kiểm soát khách quan từ giới chuyên môn và công luận.
BBT theo vnmedia.vn
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH SƠN LA
Địa chỉ: Tầng 3, tòa nhà 6T1, Trụ Sở HĐND-UBND tỉnh và một số sở, ngành, Khu Quảng trường Tây
Bắc, Thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.
Xây dựng và quản trị: Trung tâm Hỗ trợ Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Điện thoại: 02123.852.224 - Fax: 02123.852.791
Website: sokhoahoc.sonla.gov.vn
 Chung nhan Tin Nhiem Mang