Sơn La - Tiềm năng mô hình trồng và thâm canh cây mắc ca
Lượt xem: 2025

Thực hiện dự án Khuyến nông Trung ương giai đoạn 2018-2020 về “Xây dựng mô hình trồng thâm canh cây mắc ca tại Tây Bắc và Tây Nguyên”, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Nông lâm sản triển khai Dự án trồng thâm canh cây mắc ca bằng các giống tiến bộ kỹ thuật (741; 695; 800; 900) trên địa bàn tỉnh Sơn La; quy mô75 ha với 102 hộ tham gia, trong đó: Trồng mới năm 2020 là 30 ha, 47 hộ tại Nà Ớt, xã Phiêng Cằm huyện Mai Sơn và xã Púng Tra, xã Chiềng Pha huyện Thuận Châu; Chăm sóc cây măc ca năm thứ 2 tại xã Chiềng Ve huyện Mai Sơn với quy mô 30 ha/30 hộ tham gia; Chăm sóc năm thứ 3 tại xã Chiềng Dong huyện Mai Sơn 15 ha/25 hộ tham gia.

Mô hình cây mắc ca được triển khai trồng xen trong diện tích nương cà phê. Địa điểm triển khai mô hình đều là vườn cà phê thông thoáng; đất có tầng dầy từ 0,7m trở lên, độ dốc dưới 150, độ pH từ 5-5,5. Đất đang trồng cây cà phê khoảng trên 10 tuổi, đang ở giai đoạn già cỗi sinh trưởng kém; cà phê, mật độ dưới 400 cây/ha, năng suất đạt dưới 2 tấn/ha/năm. Mục tiêu đặt ra đối với mô hình là phát triển bền vững cây mắc ca vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và các vùng, tỉnh có điều kiện khí hậu, đất đai tương tự, đảm bảo hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường. Nâng cao năng suất, chất lượng cây mắc ca thông qua nghiên cứu, chọn tạo giống mới, áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp, hình thành vùng cây trồng tập trung đáp ứng nguyên liệu cho sản xuất sản phẩm.Hình thành hệ thống cơ sở chế biến từng bước hiện đại, gắn với phát triển nguồn nguyên liệu, để sản xuất các sản phẩm có chất lượng, giá trị gia tăng cao phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.       

Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ giống cây mắc ca các dòng cây: 741, 695, 800, 900; hỗ trợ vật tư phân bón đầy đủ kịp thời, đúng tiến độ và theo định mức kỹ thuật được phê duyệt.Trong quá trình triển khai thực hiện, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã phối hợp với Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện Mai Sơn và Thuận Châu tổ chức tập huấn, hướng dẫn các hộ nông dân nắm vững kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch; nhận thức được tầm quan trọng và giá trị kinh tế của cây mắc ca, từ đó vận dụng trong sản xuất nhằm đạt năng suất, chất lượng cao; đồng thời giúp nông dân tìm hiểu sâu hơn về giá trị kinh tế của cây mắc ca. Vào năm thứ 3, Trung tâm Khuyến nông đãtổ chứchội thảo tổng kết và tham quanđể khuyến cáo tuyên truyền, nhân rộng mô hình. Ngoài ra,Trung tâm khuyến nông đã phối hợp với Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Nông lâm sản chế biến tổ chức 02 lớp tập huấn nhân rộng mô hình tại thành phố Sơn La (03 ngày/lớp, mỗi lớp 33 học viên). Tham gia lớp tập huấn có 66 học viên đại diện cho UBND, các ban ngành, đoàn thể của xã, bản và các hộ dân không trực tiếp tham gia xây dựng mô hình trình diễn từ năm 2018-2020, có đất đai và nguyện vọng xây dựng mô hình trồng thâm canh cây Mắc ca trên địa bàn các huyện  Mai Sơn và Thuận Châu. Thông qua các lớp tập huấn, học viên được phổ biến về mục đích ý nghĩa cuả mô hình; hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng thâm canh nói chung, trong đó có kỹ thuật trồng, kỹ thuật ghép, chăm sóc, bón phân, thu hoạch và bảo quản quả mắc ca; chọn giống, chọn đất, đánh giá; xác định và lựa chọn một số tiêu chí để chọn phương thức trồng phù hợp. Ngoài kiến thức về lý thuyết, học viên được đi tham quan mô hình trồng cây mắc, thực hành thao tác kỹ thuật tại xã Chiềng Dong, huyện Mai Sơn.

Sau hơn3 năm triển khai, cây sinh trưởng phát triển tốt, không bị sâu bệnh hại. Mô hình bước đầu đã có những hiệu quả tích cực, được chính quyền và nhân dân đồng tình hưởng ứng, một số cây đã cho ra quả bói.Mô hình trồng mới năm thứ nhất (2020), tỷ lệ sống của mô hình đạt trên 97%,cây mắc ca sinh trưởng phát triển tốtđường kính gốc trung bình đạt 1,2-1,3cm;chiều cao cây trung bình 0,8-1,0m; cây đã phân cành; ra 2-3 đợt lộc. Mô hình thâm canh năm thứ 2 (2019) tỷ lệ sống đạt 96%; đường kính gốc trung bình đạt 1,8-2,0cm; chiều cao cây đạt 1,6-1,8m. Mô hình trồng năm thứ 3 tỷ lệ sống sau trồng dặm đạt 95%, đường kính gốc đạt 2,2-2,5cm, chiều cao cây đạt từ  2,1-2,3 cm, một số cây đã cho ra quả bói.

Theo cơ quan chuyên môn, hạt mắc ca rất giàu chất dinh dưỡng, có tới 90% mắc ca được dùng cho mục đích thực phẩm, bởi rất giàu vitamin A, Omega 3 và các chất dinh dưỡng khác. Những người sử dụng mắc ca thường xuyên rất có lợi cho sức khỏe tim mạch, giúp chống oxy hóa, giúp giảm cân, làm giảm lượng đường trong máu,tạo cơ bắp, hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa loãng xương và làm giảm triệu chứng về bệnh xương khớpChính những lợi ích từ hạt mắc ca mang lại cho sức khỏe mà hiện nay hạt được chế biến thành khá nhiều loại thực phẩm khác nhau... Vì vậy, nhu cầu của thị trường là rất cao. Hiện nay, một số địa phương trong tỉnh vànhiều hộ nông dân đã thành công với việc trồng xen cây mắc ca với cây cà phê, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Cùng với chủ trương phát triển cây ăn quả trên đất dốc trên địa bàn tỉnh, cây mắc ca (một giống cây lâm nghiệp mới đa tác dụng) đang dần khẳng định giá trị kinh tế. Đặc biệt việc đưa cây mắc ca trồng xen vườn cà phê đáp ứng được nguyện vọng và nhu cầu của nông dân, góp phần nâng cao, năng suất, chất lượng nông sản của địa phương. Kết quả đánh giá bước đầu cho thấy: Điều kiện sinh thái của các huyện triển khai mô hình rất thích hợp cho cây mắc ca sinh trưởng và ra hoa kết quả. Trồng xen cây mắc ca trong nương cà phê giúp nông dân tránh bớt các rủi ro về biến động giá cả, sâu bệnh hại do độc canh cà phê; vừa có tác dụng là cây che bóng, giảm thiểu thiệt hại do sương muối giá rét gây ra, vừa cho hiệu quả kinh tếvà không có sự cạnh tranh về lao động; trồng xen cây mắc ca còn có tác dụng phòng hộ cho vườn cà phê, giảm thiểu lượng nước tưới trong mùa khô, tái cân bằng tự nhiên, điều tiết và ổn định năng suất cà phê. Trồng mắc ca là một cách hữu hiệu để giữ sự màu mỡ cho đấtvà giữ lại nguồn nước ngầm vốn đã bị bào mòn trong một thời gian dài.Ngoài ra, trồng xen mắc ca còn giảm bớt rủi ro cho người trồng cà phê do phụ thuộc quá lớn vào một loại sản phẩm.

Là cây lâm nghiệp, đồng thời là cây đa mục đích, cây mắc ca có tiềm năng sinh trưởng tốt, hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cao, có thể phát triển tập trung quy mô hàng hóa, vừa có thể trồng thành rừng phòng hộ đầu nguồn, góp phần nâng tỉ lệ che phủ của rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, đặc biệt là ở các vùng vùng biên giới, vùng sâu, góp phần nâng cao đời sống cho đồng bào, vừa có thể trồng tập trung trong các vườn rừng, vườn nhà hoặc trồng xen canh với các cây ăn quả, cây công nghiệp khác, đem lại hiệu quả kinh tế ổn định.Trồng mắc ca có thể giải quyết được 3 bài toán về kinh tế, xã hội và môi trường.

Đây là mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, các cấp chính quyền và các ngành có liên quan tiếp tục tuyên truyền hỗ trợ người dân nhận thức rõ hơn về lợi ích của mô hình trồng mắc ca xen cà phê và các loại cây công nghiệp khác.Khuyến cáo nông dân đưa cây mắc ca vào trồng xen trong vườn cà phê, nương chè với mật độ hợp lý làm cây che bóng cho cây công nghiệp để hạn chế rủi do do sương muối, giá rét gây ra, góp phần sử dụng hiệu quả tài nguyên đất và nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích đất canh tác.

Một số hình ảnh hoạt động của mô hình trồng và thâm canh cây mắc ca trên địa bàn tỉnh

Mô hình trồng cây mắc ca xen nương chè tại xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu

Đại biểu tham quan mô hình trồng thâm canh cây mắc ca tại xã Chiềng Dong, huyện Mai Sơn

Mô hình trồng mắc ca xen cà phê tại cơ sở điều trị nghiện ma túy tỉnh Sơn La

Vườn ươm cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh Sơn La

 

 

                                                                                                                                        Ánh Nguyệt

Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH SƠN LA
Địa chỉ: Tầng 3, tòa nhà 6T1, Trụ Sở HĐND-UBND tỉnh và một số sở, ngành, Khu Quảng trường Tây
Bắc, Thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.
Xây dựng và quản trị: Trung tâm Hỗ trợ Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Điện thoại: 02123.852.224 - Fax: 02123.852.791
Website: sokhoahoc.sonla.gov.vn
 Chung nhan Tin Nhiem Mang