Thực trạng việc làm và tư vấn khởi nghiệp cho thanh niên tỉnh Sơn La
Lượt xem: 1079

Thanh niên là lực lượng lao động lớn của xã hội và là nguồn lực quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng của mỗi quốc gia, nhất là giải quyết việc làm cho thanh niên ở các tỉnh miền núi sản xuất dựa chủ yếu vào nông - lâm nghiệp như  Sơn La hiện nay. Với mục tiêu đánh giá thực trạng và nhu cầu việc làm, khởi nghiệp của thanh niên tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay; Dự báo xu hướng việc làm và đề xuất một số định hướng, giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên tỉnh Sơn La hiện nay; Xây dựng nội dung, biên soạn tài liệu (cẩm nang) tư vấn khởi nghiệp và xây dựng tiến trình các bước thực hiện một số mô hình khởi nghiệp tiêu biểu cho thanh niên tỉnh Sơn La hiện nay. Hỗ trợ một số mô hình khởi nghiệp của thanh niên tỉnh Sơn La trên các lĩnh vực: nông nghiệp, du lịch và dịch vụ, năm 2019, trường Đại học Tây Bắc đã triển khai thực hiện đề tàiNghiên cứu thực trạng việc làm và xây dựng nội dung tư vấn khởi nghiệp cho thanh niên tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay”, TS. Giang Quỳnh Hương làm chủ nhiệm đề tài.

Trong quá trình thực hiện, đề tài đã đưa ra 06 mô hình khởi nghiệp tiêu biểu của tỉnh Sơn La, giới thiệu thông qua tổ chức tỉnh đoàn và đã hỗ trợ 03 mô hình khởi nghiệp mô hình du lịch cộng đồng homestay, mô hình trồng rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, mô hình sản xuất giống, trồng và sơ chế nấm thương phẩm. Những năm qua, quá trình sản xuất  nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, nhất là chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển dịch hình thức canh tác tiên tiến hơn. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn không ít một bộ phận thanh niên chưa biết định hướng công việc sẽ làm gì, có ý tưởng khởi nghiệp còn nhiều khó khăn. Trong quá trình vận hành, nhóm đề tài nhận thấy khó khăn của các mô hình khởi nghiệp đó là khi các bạn khởi nghiệp thường thiếu nguồn vốn, chưa biết tận dụng nguồn nhân lực, chưa biết tìm người đồng hành để khởi nghiệp, còn yếu về xây dựng mô hình kinh doanh, chưa biết kiến thức khởi nghiệp, kỹ năng khởi nghiệp. Đặc biệt là là khâu quảng bá, maketing sản phẩm còn rất yếu. Xuất phát từ thực trạng đó, nhóm tư vấn hỗ trợ về nguồn vốn, cách để maketing sản phẩm. Ngoài những kênh truyền thống còn thông qua các kênh khác như mạng xã hội, triển lãm, hội chợ... tư vấn cơ sở pháp lý vững chắc để các bạn khởi nghiệp.

Đoàn công tác Sở KH&CN thăm quan mô hình hỗ trợ khởi nghiệp tại trang trại dâu tây Chimi Farm 

        Thực tiễn trên cho thấy việc nghiên cứu giải pháp giải quyết việc làm và xây dựng nội dung tư vấn khởi nghiệp cho thanh niên, trong đó vai trò tư vấn, định hướng khởi nghiệp của tổ chức Đoàn Thanh niên  và các đơn vị chuyển giao công nghệ theo các hình thức tập huấn, chuyển giao, học tập trao đổi kinh nghiệm từ các mô hình, qua đó tác động trực tiếp tới các thanh niên mạnh dạn và tự tin hơn khi đã, đang và sẽ thực hiện bằng các ý tưởng của bản thân mong muốn khởi nghiệp, rồi phát triển ở quy mô cao hơn.

         Thăm quan một mô hình trồng nấm của đoàn viên Vì Văn Bình, ở xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn. Được biết mô hình trồng nấm này trước đây là tự sản xuất, tự tìm thị trường tiêu thụ, nên cũng không mang tính ổn định bền vững. Nhưng 02 năm trở lại đây, khi được đề tài chọn để tư vấn, hỗ trợ trong việc sản xuất, cơ sở sản xuất nấm này đã được đầu tư bài bản hơn về cơ sở sản xuất, liên kết thị trường tiêu thụ. Trong quá trình trồng nấm, cơ sở được hỗ trợ đưa các giống nấm để áp dụng trồng phù hợp với khí hậu của địa phương. Đồng thời, tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp, như mùn cưa, lõi ngô, rơm, rạ, thân cây sắn, thân cây ngô... để làm giá thể trồng nấm. Sử dụng bột ngô, cám gạo để tăng thêm nguồn cung cấp dinh dưỡng, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng cho những sản phẩm nấm. Đến nay, các sản phẩm nấm sạch, an toàn của cơ sở của anh Bình gồm có: Nấm sò, nấm mèo, nấm rơm, nấm linh chi, nấm hoàng đế… được tiêu thụ tại một số gian hàng đã đăng ký kinh doanh rau, quả an toàn trên địa bàn thành phố Sơn La. Ngoài ra, cơ sở  còn cung cấp nấm ăn cho các trường học, bệnh viện, nhà hàng, quán ăn… trên địa bàn, cùng nhiều đầu mối bán buôn, bán lẻ trên thị trường trong và ngoài tỉnh Sơn La.

         Hiện nay trên địa bàn tỉnh Sơn La tại một số huyện như Mộc Châu, Vân Hồ, Mường La, thành phố Sơn La, đang tập trung phát triển Mô hình du lịch cộng đồng homestay. Các cơ sở dịch vụ này, hầu hết là do những người có kinh nghiệm lâu năm về du lịch hoặc các nhà đầu tư dịch vụ quản lý. Còn với những thanh niên làm chủ mô hình này khá ít. Nhận thấy hình thức đối tượng của dịch vụ homestay chủ yếu là giới trẻ ưa khám phá, trải nghiệp và cần có tính tương tác phù hợp với lứa tuổi. Chính vì vậy, đề tài cũng coi đây là mục tiêu tư vấn và hỗ trợ cho các thanh niên khởi nghiệp. Việc tư vấn về Homestay cho thanh niên phải làm cho họ hiểu rõ bản chất, mục đích của loại hình dịch vụ du lịch xanh hay dựa vào yếu tố công đồng lưu trú tại nhà của người dân địa phương khi khách du lịch đến để khám phá, muốn hòa mình với cuộc sống, tìm hiểm văn hóa của người bản địa thay vì lựa chọn những dịch vụ nhà nghỉ, khách sạn xếp hạng sao. Đặc biệt Homestay tuy là loại hình kinh doanh mới nhưng vẫn có sự điều chỉnh của pháp luật. Cụ thể luật kinh doanh homestay sẽ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh dịch vụ homestay và có giấy phép đầy đủ. Với sự tư vấn của đề  tài, đến nay Homestay Savana Mộc Châu, Sơn La đang từng bước hoàn thiện cơ sở dịch vụ của mình và đã đáp ứng được nhu cầu cho khách du lịch tới địa phương có cơ hội gặp gỡ, giao lưu và cùng tìm hiểu văn hóa địa phương. Dịch vụ homestay khách thuê phòng du lịch khám phá, bản sắc văn hóa đặc trưng và khách du lịch tự phục vụ nhu cầu cá nhân từ ăn uống, sinh hoạt nhưng khá thoải mái, dễ chịu với giá dịch vụ phù hợp.

          Để góp phần giải quyết việc làm cho thanh niên, đồng thời làm giảm xu hướng tìm việc làm, nhất là phát triển các cơ sở sản xuất trên địa bàn nông thôn. Kết hợp giữa phát triển các cơ sở công nghiệp, thương mại và dịch vụ tập trung với phát triển tổ hợp doanh nghiệp vừa và nhỏ trong mỗi bản, xã và ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các hộ gia đình. Đề tài đã nêu ra các giải pháp để thực hiện đồng bộ, như: Về chính sách cần có sự tăng cường quản lý nhà nước đối với thị trường lao động và có chính sách hỗ trợ tín dụng tạo việc làm cho thanh niên. Đối với tổ chức đoàn thanh niên: Là địa chỉ kết nối cung - cầu lao động và phát triển cầu lao động, tạo việc làm, tái cấu trúc việc làm. Đối với các địa phương sớm quy hoạt phát triển du lịch cộng đồng gắn với tài nguyên bản địa, phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cho thanh niên các địa phương tìm việc làm tại chỗ. Các cơ sở đào tạo, dạy nghề không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo cho lao động thanh niên ở tỉnh Sơn La hiện nay. 

 

Bích Đào 

Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH SƠN LA
Địa chỉ: Tầng 3, tòa nhà 6T1, Trụ Sở HĐND-UBND tỉnh và một số sở, ngành, Khu Quảng trường Tây
Bắc, Thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.
Xây dựng và quản trị: Trung tâm Hỗ trợ Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Điện thoại: 02123.852.224 - Fax: 02123.852.791
Website: sokhoahoc.sonla.gov.vn
 Chung nhan Tin Nhiem Mang